
Hướng dẫn sử dụng chữ ký số trên cổng dịch vụ công của Kho Bạc Nhà Nước
06/05/2019
Tổng cục Thuế tổ chức tập huấn về hóa đơn điện tử và chế độ kế toán cho doanh nghiệp
11/05/20191. Lệ phí môn bài
Lệ phí Môn Bài là loại lệ phí thu hàng năm, số tiền phải nộp dựa trên vốn điều lệ – nói dễ hiểu là doanh nghiệp đóng thuế dựa trên bảng hiệu công ty/giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp khi thành lập.
Căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp Lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài cho năm 2017 như sau:
- Việc khai lệ phí môn bài được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp phí mới ra hoạt động hoặc mới thành lập thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí. Đối với DN mới thành lập trong giai đoạn từ ngày 01/07 cho đến ngày 31/12 thì Lệ phí môn bài phải nộp của năm đầu tiên chỉ có 50% của số tiền Lệ phí môn bài. Qua năm kế tiếp thì nộp bình thường.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/1năm.
2. Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT): các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Ví dụ: mua hàng hóa tại siêu thị thì người mua sẽ trả tiền cho hàng hóa đã mua, trong giá tiền trả đã bao gồm tiền thuế GTGT trong đó.
Doanh nghiệp chỉ nộp thuế sau khi cấn trừ tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào thấp hơn tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
– Đối tượng nộp Tờ khai thuế GTGT theo Quý: Dành cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống.
– Đối tượng nộp Tờ khai thuế GTGT theo Tháng: Dành cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
– Thuế GTGT khai báo căn cứ trên số tiền thuế phát sinh có ghi trong hóa đơn GTGT hoặc Giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu, không dựa trên những chứng từ khác.
Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và Phương pháp trực tiếp.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Doanh nghiệp trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước bằng cách tính như sau:
Tiền thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Giá vốn – Chi phí) X thuế suất thuế TNDN qui định là 20% (kể từ ngày 1/1/2017)
Bắt đầu từ quý 4 năm 2014, theo TT 151/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ phải tạm tính ra số tiền thuế phải nộp, và nộp số tiền thuế TNDN tạm tính cho Cơ quan Thuế quản lý (nếu có). Hết năm tài chính (31/12), Kế Toán sẽ tổng kết số liệu và lập Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN) để nộp cho Cơ Quan Thuế, trong đó thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu: Doanh thu, Giá vốn, Chi phí, Lãi/Lỗ, Thuế TNDN tự tính của cả năm (nếu có).
Doanh thu: Căn cứ trên hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ – không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu.
Giá vốn: Được tính khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ (giá căn cứ trên hàng hóa mua vào – phải có hóa đơn, giá trị từ 20 triệu trở lên thì phải chuyển khoản, đính kèm ủy nhiệm chi thanh toán)
4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
Người nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế cho Nhà nước thông qua hình thức:
Doanh nghiệp khấu trừ và nộp thay cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng thu nhập chịu thuế nhận được từ công ty chi trả.
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.
+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…